Sự khác biệt về dược động học của trẻ em so với người lớn

Khả năng hấp thu thuốc của cơ thể được đánh giá qua sự biển đổi sinh khả dụng của thuốc, trị số này rất dao động ở trẻ nhỏ.

Với Đường uống:   Sự khác biệt về sinh khả dụng thường chỉ gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân có thể là:

  • Độ pH dạ dày cao hơn trẻ lớn vì lượng acid hydrocloric chưa được tiết dầy đủ, hơn nữa ở lứa tuổi này, sự co bóp tống chất chứa ra khỏi dạ dày yếu, cả 2 yếu tố này đểu ảnh hưởng đến khả năng hấp thu những thuốc có bản chất acid yếu, base yếu
  • Nhu động ruột của trẻ nhỏ mạnh hơn trẻ lớn nên làm giảm thời gian lưu của thuốc tại ruột, các thuốc có tác dụng kéo dài bị ảnh hưởng.
  • Hệ enzym phân hủy thuốc ở trẻ dưới 6 tháng chưa hoàn chỉnh.

Với Đường tiêm

Hệ cơ bắp trẻ em chưa phát triển, lại chưa được tưới máu đầy đủ, do đó nên hạn chế tiêm bắt vì khó biết được chính xác sinh khả dụng

Với  Đường qua da

  • Da trẻ em mỏng nên khả năng thấm thuốc mạnh hơn so với người lớn
  • Các loại thuốc hấp thu nhiều qua da như corticoid phải thận trọng khi bôi vì tác dụng có thể tương đương như khi dùng qua đường toàn thân
  • Không được xoa các loại tinh dầu như mentol, long não…vào mũi hoặc lên da vì có thể gây t.d kích thích mạnh lên ngọn sợi thần kinh cảm thụ dẫn đến ngạt do liệt hô hấp.

Phân Bố Thuốc:

Hậu quả là nồng độ thuốc ở dạng tự do trong máu tăng lên dẫn đến tăng tác dụng và  độc tính.

Nói chung tốc độ khử hoạt thuốc ở trẻ em từ 1-8 tuổi mạnh hơn ở người lớn và  do đó liều tính theo cân nặng ở lứa tuổi này cao hơn liều tính cho người lớn theo cân nặng.

Con đường chuyển hóa thuốc chính ở trẻ và người lớn là khác nhau.

  • Chuyển hóa thuốc tại gan:

+ Hệ enzym chuyển hóa thuốc chưa đầy đủ cả về chức năng và số lượng

+ Hệ enzym hoàn thiện tùy thuộc vào lứa tuổi

  • Tốc độ chuyển hóa thuốc ở trẻ dưới 1 năm , đặc biệt là trẻ sơ sinh yếu hơn hẳn so với người lớn => thời gian bán thải kéo dài hơn
  • Với trẻ trên 1 tháng tuổi, hệ enzym chuyển hóa ở pha 1 hoàn thiện khá nhanh
  • Tốc độ khử hoạt thuốc ở trẻ em ( 1 – 9 tuổi) mạnh hơn người lớn ( theophylin, carbamazepin…) do đó để đạt đc nồng độ điều trị tương đương liều dùng tính theo (mg/kg) có thể cao hơn ở ở người lớn.
  • Con đường chuyển hóa thuốc chính ở trẻ em và người lớn cũng khác nhau:

Người lớn : chuyển hóa theo con đường glucuronic liên hợp 70%, sulfat liên hợp 30%

Trẻ em : chuyển hóa chính qua con đường  sulfat liên hợp

  • Bài xuất qua thận:
  • Con đường chính bài xuất thuốc ra khỏi cơ thể là thận, chức năng thận ở trẻ sơ sinh yếu hơn người lớn rõ rệt.
  • Khả năng bài xuất thuốc qua thận ở trẻ em yếu nên thời gian tồn tại của thuốc trong cơ thể kéo dài hơn ( giảm Cl, tăng t1/2)
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc có phạm vi điều tri hẹp dễ có nguy cơ quá liều, cần nới rộng khoảng cách đưa thuốc để thận kịp đài thải thuốc ra khỏi cơ thể, tránh tích lũy.
  • Trẻ 9-12 tháng tuổi trở lên, chức năng thận ở trẻ em như người lớn => ko cần hiệu chỉnh liều cho lứa tuổi này.