Củ đậu

Tên khoa học là: Semen Pachyrrhizi.
Thuộc họ đậu – Fabaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây củ đậu

Củ đậu là loại cây leo. Lá kép và có 3 lá chét hình tam giác rộng.
Hoa mọc thành chùm dài ở kẽ lá, có màu tím nhạt. Quả có lông, có chứa hạt. Rễ chính phình thành củ nạc nên gọi là củ đậu.

Thành phần hoá học:

Củ tươi chứa nhiều nước, 1 ít tinh bột, đường, protein, các chất vô cơ,…
Trong hạt có lipid, protein, tinh bột,, đường, các dẫn xuất của rotenoid.

Công dụng:

Cũng giống như cây dây mật, hạt củ đậu có rotenon được dùng làm thuốc trừ sâu nhưng cần pha với nồng độ đậm đặc hơn.
Chú ý: hạt củ đậu không ăn được.
Người dân dùng củ đậu để ăn sống hoặc nấu chín.

Cây dây mật

Tên khoa học là: Radix Derris.

Thuộc họ đậu – Fabaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây dây mật

Dây mật là loại cây dây leo to và dài. Lá kép lông chim lẻ, lá chét to và mềm khi còn non. Hoa màu hồng, nhỏ.
Cây mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi nước ta.

Bộ phận dùng:

Rế cây dây mật.

Trồng trọt, thu hái:

Cây dễ trồng, thích hợp với khí hậu nóng, ẩm của nước ta. Cây phát triển tốt nơi đất pha cát, nhiều mùn.
Vào cuối năm thứ 2, nhổ lấy rễ; chú ý không loại bỏ rễ con, đem rửa sạch rồi sấy khô ngay, vì nếu để ẩm thì hoạt chất có trong rễ dễ bị biến đổi.

Thành phần hoá học:

Các Rotenoid có cấu trúc isoflavonoid, chất chính là Rotenon, ngoài ra còn có các chất như sumatrol, deguelin, tephrosin,…
Rotenon là chất kết tinh không màu, khó tan trong nước, hơi tan trong cồn và ete; dễ tan trong aceton, benzen, cloroform. Khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí thì rotenon dễ bị hỏng.

Tác dụng, công dụng:

Các chất có trong cây dây mật gây độc với cá nên người dân còn gọi là dây thuốc các. Chỉ với 1 lượng rất nhỏ đã có thể gây độc với cá.
Hoạt chất rotenon có khả năng ức chế trên các dòng tế bào ung thư như bạch cầu, vòm họng; tác dụng diệt côn trùng, con đường cho tác dụng có thể qua tiêu hoá hoặc qua tiếp xúc.
Công dụng thuốc cá, diệt côn trùng phá hoại thực vật, diệt bọ cho vật nuôi.