Thuốc Lamictal 25mg là thuốc gì?

Nhà sản xuất 

GlaxoSmithKline Pte., Ltd - Singapore.

Quy cách đóng gói

Hộp 3 vỉ x 10 viên.

Dạng bào chế 

Viên nén.

Thành phần

Thuốc Lamictal 25mg có chứa các thành phần sau:

- Lamotrigine 25mg.

- Tá dược vừa đủ 1 viên.

Tác dụng của thuốc

Tác dụng của các thành phần chính trong thuốc

Các báo cáo nghiên cứu dược lý cho thấy Lamotrigine có tác dụng chống động kinh do:

- Chẹn kênh Natri phụ thuộc điện thế.

- Ức chế sự phóng điện lặp đi lặp lại trên tế bào thần kinh trung ương.

- Ức chế sự giải phóng Glutamat - là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tạo cơn co giật động kinh.

- Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về cơ chế điều trị rối loạn lưỡng cực, mặc dù tác dụng ức chế kênh Natri có thể đóng vai trò quan trọng.

Chỉ định

Sử dụng thuốc trong các trường hợp:

- Bệnh động kinh.

+ Đối tượng > 12 tuổi:

  • Điều trị động kinh toàn thể và động kinh cục bộ, có thể kèm theo cơn co cứng - co giật, dùng đơn trị liệu hoặc liệu pháp phối hợp.
  • Hội chứng Lennox - Gastaut gây co giật.

+ Trẻ em từ 2 - 12 tuổi.

  • Liệu pháp phối hợp trong điều trị động kinh toàn thể và động kinh cục bộ, có thể kèm theo cơn co cứng - co giật. Sau khi điều trị phối hợp kiểm soát được động kinh, ngừng thuốc chống động kinh phối hợp cùng.
  • Hội chứng Lennox - Gastaut gây co giật.
  • Dùng đơn trị liệu trong cơn vắng ý thức điển hình.

- Rối loạn lưỡng cực (đối tượng ≥ 18 tuổi).

Điều trị phòng ngừa thay đổi tính khí trên bệnh nhân rối loạn lưỡng cực (chủ yếu phòng ngừa cơn trầm cảm).

Cách dùng

Cách sử dụng

- Uống trước, trong hoặc sau bữa ăn.

- Uống cả viên, không bẻ, nhai hay nghiền nát viên thuốc.

Liều dùng

Tái điều trị (bệnh nhân đã ngừng thuốc vì bất cứ lý do nào).

- Vì nguy cơ phát ban nặng có thể xảy ra khi dùng liều khởi đầu cao và vượt quá quy định tăng liều, nên cần đánh giá cẩn thận việc tăng liều sau khi sử dụng lại. Nhất là khi thời gian ngừng thuốc đã lâu.

- Không sử dụng lại thuốc trên bệnh nhân ngưng thuốc vì do phát ban trừ khi thật sự cần thiết.

Bệnh động kinh.

- Đơn trị liệu:

+ Đối tượng > 12 tuổi:

  • Bắt đầu với liều 25mg x 1 lần/ngày trong 2 tuần.
  • Tăng liều lên 50mg x 1 lần/ngày trong 2 tuần tiếp theo.
  • Sau đó tăng liều, tối đa 50 - 100mg mỗi 1 - 2 tuần đến khi hiệu lực điều trị tối ưu.
  • Liều duy trì: 100 - 200mg x 1 lần/ngày hoặc chia làm 2 lần uống.

+ Trẻ em từ 2 - 12 tuổi:

  • Liều khởi đầu: 0,3mg/kg/ngày trong 2 tuần, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.
  • Tăng liều lên 0,6mg/kg/ngày trong 2 tuần tiếp theo, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.
  • Sau đó tăng liều, tối đa 0,6mg/kg mỗi 1 - 2 tuần đến khi đạt hiệu lực điều trị tối ưu.
  • Liều duy trì: 1 - 10mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.

- Điều trị phối hợp với thuốc Valproate (ức chế Glucuronidation Lamotrigine), có thể kèm theo thuốc chống động kinh khác:

+ Đối tượng > 12 tuổi:

  • Liều khởi đầu: 25mg/ngày trong 2 tuần, uống cách ngày.
  • Tăng liều lên 25mg x 1 lần/ngày trong 2 tuần tiếp theo.
  • Để đạt được đáp ứng tối ưu, có thể tăng liều tối đa 25 - 50mg mỗi 1 - 2 tuần.
  • Liều duy trì: 100 - 200mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.

+ Trẻ em từ 2 - 12 tuổi:

  • Liều bắt đầu: 0,15mg/kg/ngày trong 2 tuần, uống 1 lần mỗi ngày.
  • Tăng liều lên 0,3mg/kg/ngày trong 2 tuần tiếp theo, uống 1 lần mỗi ngày.
  • Sau đó tăng liều, tối đa 0,3mg/kg mỗi 1 - 2 tuần đến khi đạt hiệu lực điều trị tối ưu.
  • Liều duy trì: 1 - 5mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.

- Điều trị phối hợp với các thuốc cảm ứng Glucuronidation Lamotrigine khác, có thể kèm theo các thuốc chống động kinh khác (trừ thuốc Valproate).

+ Đối tượng > 12 tuổi:

  • Liều bắt đầu: 50mg x 1 lần/ngày x 2 tuần.
  • Tăng liều lên 100mg/ngày trong 2 tuần tiếp theo, chia làm 2 lần uống.
  • Để đạt được hiệu lực điều trị tối đa, có thể tăng liều, tối đa 100mg mỗi 1 - 2 tuần.
  • Liều duy trì: 200 - 400mg/ngày, chia làm 2 lần uống.

+ Trẻ em từ 2 - 12 tuổi:

  • Liều bắt đầu: 0,6mg/kg/ngày x 2 tuần, chia làm 2 lần uống.
  • Tăng liều lên 1,2mg/kg/ngày trong 2 tuần tiếp theo, chia làm 2 lần uống.
  • Sau đó tăng liều, tối đa 1,2mg/kg mỗi 1 - 2 tuần đến khi đạt hiệu lực điều trị tối đa.
  • Liều duy trì: 5 - 15mg/kg/ngày, chia 2 lần uống.
  • Liều tối đa: 400mg/ngày.

- Điều trị phối hợp với các thuốc khác không ức chế hoặc cảm ứng  Glucuronidation Lamotrigine.

+ Đối tượng > 12 tuổi:

  • Bắt đầu với liều 25mg x 1 lần/ngày trong 2 tuần.
  • Tăng liều lên 50mg x 1 lần/ngày trong 2 tuần tiếp theo.
  • Để đạt được đáp ứng tối ưu, có thể tăng liều tối đa 50 - 100mg mỗi 1 - 2 tuần.
  • Liều duy trì: 100 - 200mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.

+ Trẻ em từ 2 - 12 tuổi:

  • Liều khởi đầu: 0,3mg/kg/ngày trong 2 tuần, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.
  • Tăng liều lên 0,6mg/kg/ngày trong 2 tuần tiếp theo, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.
  • Để đạt hiệu lực điều trị tối ưu, có thể tăng liều, tối đa 0,6mg/kg mỗi 1 - 2 tuần.
  • Liều duy trì: 1 - 10mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.
  • Liều tối đa: 200mg/ngày.

Bệnh rối loạn lưỡng cực.

- Phối hợp với thuốc ức chế Glucuronidation Lamotrigine (thuốc Valproate):

+ Bắt đầu với liều 25mg/ngày trong 2 tuần, uống cách ngày.

+ Tăng liều lên 25mg x 1 lần/ngày trong 2 tuần tiếp theo.

+ Trong tuần thứ 5, nên tăng đến 50mg/ngày, có thể uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần.

+ Liều tối đa: 200mg/ngày.

- Phối hợp với thuốc cảm ứng Glucuronidation Lamotrigine.

+ Khởi đầu 50mg x 1 lần/ngày trong 2 tuần.

+ Trong 2 tuần tiếp theo, liều 100mg/ngày, chia làm 2 lần uống.

+ Tuần thứ 5, tăng liều lên 200mg/ngày, chia làm 2 lần uống.

+ Tuần thứ 6, tăng liều lên 300mg/ngày.

+ Liều tối ưu 400mg/ngày, chia làm 2 lần uống và có thể sử dụng từ tuần thứ 7.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều

- Khi quên liều: Sử dụng ngay khi nhớ ra. Nếu gần lần sử dụng tiếp theo thì bỏ qua và sử dụng tiếp liều tiếp theo như bình thường. Không sử dụng gấp đôi liều với mục đích bù liều đã quên.

- Khi quá liều có thể xảy ra các tác dụng ngoài ý muốn:

+ Chứng giật nhãn cầu.

+ Ý thức bị suy giảm.

+ Co giật.

+ Hôn mê.

+ Khi gặp các triệu chứng không mong muốn trên cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Chống chỉ định

Thuốc không được sử dụng cho các đối tượng quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng bất lợi có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc như:

- Phổ biến:

+ Đau đầu.

+ Phát ban da.

- Hay gặp:

+ Hung hăng, cáu gắt.

+ Buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt.

+ Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khô miệng.

- Ít gặp:

+ Hội chứng mẫn cảm ( sốt, nổi hạch, phù mặt, đông máu nội mạch lan tỏa, suy đa tạng,...).

+ Suy giảm trí nhớ.

+ Suy gan, rối loạn chức năng gan...

+ Khi gặp các triệu chứng ngoài ý muốn trên cần thông báo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ để có chỉ dẫn phù hợp.

Tương tác thuốc

Tương tác có thể xảy ra khi phối hợp thuốc Lamictal 25mg với các thuốc khác và đồ uống sau:

- Thuốc Valproate làm tăng đáng kể nồng độ Lamotrigine trong huyết tương, gây nguy cơ phát ban nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng như hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì.

- Thuốc chống động kinh gây cảm ứng enzym Cytochrom P450 như Phenytoin, Phenobarbital, Carbamazepine,...làm giảm nồng độ trong huyết thanh của Lamotrigine, do đó giảm hiệu lực điều trị.

- Lithium hoặc Aripiprazole có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương và/hoặc suy hô hấp, đặc biệt trên người lớn tuổi hoặc người suy nhược cơ thể.

- Nồng độ của Risperidone có thể tăng khi dùng phối hợp, làm tăng độc tích của Risperidone với biểu hiện: buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim tăng, co giật và các triệu chứng ngoại tháp.

- Thuốc tránh thai nội tiết tố làm giảm nồng độ trong huyết tương và tác dụng dược lý của Lamotrigine.

- Uống rượu trong quá trình điều trị có thể làm tăng một số tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, nhầm lẫn và khó tập trung...

Cần thông báo ngay với bác sĩ những thuốc bạn đang sử dụng để có chỉ định hợp lý.

Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản

Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú

- Phụ nữ mang thai.

+ Thử nghiệm điều trị Lamotrigine trên phụ nữ có thai trong ba tháng đầu không thấy tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh bao gồm cả sứt miệng. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính trên sinh sản. Do đó, cần sử dụng thận trọng trên phụ nữ có thai.

+ Thay đổi sinh lý khi mang thai có thể ảnh hưởng đến nồng độ Lamotrigine trong huyết tương, dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả điều trị. Sau khi sinh, nồng độ thuốc có thể tăng nhanh dẫn đến tăng độc tính của thuốc. Do đó, cần theo dõi nồng độ thuốc trước, trong khi mang thai và sau khi sinh để điều chỉnh liều hợp lý.

- Phụ nữ cho con bú.

Đã có báo cáo Lamotrigine bài tiết được vào sữa mẹ dẫn đến lượng thuốc trong trẻ sơ sinh xấp xỉ 50% so với mẹ. Do đó, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Khi sử dụng cần theo dõi các tác dụng phụ trên trẻ sơ sinh như buồn ngủ, phát ban hoặc châm tăng cân.

Đối với người lái xe và vận hành máy móc

Đã có báo cáo về các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như hoa mắt, chứng nhìn đôi. Do đó, cần cân nhắc kỹ việc sử dụng thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản

Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Thuốc Lamictal 25mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

- Thuốc hiện nay được bán tại các quầy thuốc, nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 180.000 đồng - 190.000 đồng/ 1 hộp.

- Hãy liên hệ với chúng tôi để mua được thuốc chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm

Ưu điểm

- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén có độ ổn định cao, dễ dàng bảo quản và vận chuyển, thuận tiện khi sử dụng.

- Là thuốc chống động kinh phổ rộng, độc tính trên thần kinh thấp.

Nhược điểm

- Thuốc uống cả viên, không được bẻ hay nhai thuốc nên khó khăn đối với người cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi.

- Phải tăng liều chậm, tỷ lệ dị ứng da cao và nặng (Viêm da và hội chứng Stevens - Johnson).

- Giá thuốc hơi đắt, không thích hợp với người có thu nhập khó khăn.