aoc benhtieudem.com.vn itsme f-idol.vn https://seotime.edu.vn/duoc-lieu-duoc-co-truyen.f38/ caodangvtc.edu.vn

2017年11月

Lichen phẳng là tình trạng viêm da cấp tính hoặc mạn tính với các thương tổn đặc trưng là sẩn phẳng, hình đa giác, màu đỏ tím và ngứa.

Khoảng 0,5-1% dân số mắc bệnh với tỉ lệ giữa nam và nữ ngang

Lứa tuổi hay gặp từ 30-60 tuổi và ít gặp ở trẻ em.

Bệnh có thể cấp tính hoặc diễn biến mạn tính trong thời gian dài, nhiều năm và có thể ổn định.

NGUYÊN NHÂN

  • Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa rõ.
  • Một số tác giả cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, HLA, căng thẳng, trầm cảm, bệnh xơ gan, xơ cứng bì, thuốc, kim loại nặng, bệnh do virút viêm gan C, virus herpes.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Tổn thương da: sẩn nhẵn, bóng, dẹt, hình đa giác, màu tím hoa cà, kích thước 1-10mm, bề mặt thường có những khía ngang dọc gọi là mạng lưới Wickham. Sẩn có thể liên kết thành mảng, khi khỏi để lại vết thâm.

Vị trí thường gặp: cổ tay, thắt lưng, cẳng chân, đầu, dương vật.

Có thể gặp hiện tượng Koebner: người bệnh gãi, dọc theo vết gãi xuất hiện thương tổn mới.

+ Tổn thương niêm mạc: 40-60% bệnh nhân có tổn thương ở niêm mạc. Có thể chỉ ở niêm mạc mà không có tổn thương da. Vị trí thường gặp nhất là ở lưỡi và niêm mạc má, ngoài ra còn có thể gặp ở thanh quản, amiđan, quy đầu, âm đạo, niêm mạc dạ dày-ruột, quanh hậu môn. Tổn thương đặc trưng là những dải hoặc mạng lưới màu trắng như sứ hoặc xám.

Tổn thương ở da đầu có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.

Tổn thương móng gặp ở 10% người bệnh với các biểu hiện là những khía dọc, dày móng, tách móng hoặc teo móng.

Ngứa ít hoặc nhiều tùy từng trường hợp.

Chẩn đoán thể lâm sàng

  • Thể thông thường

+ Hay gặp nhất.

+ Biểu hiện lâm sàng như đã mô tả ở trên.

  • Thể xơ teo

+ Các sẩn rút đi để lại sẹo teo, xơ cứng, màu sáng, hơi lõm, khu trú ở cổ, cổ tay, ngực, bụng.

+ Ở da đầu có thể gây rụng tóc mảng nhỏ, rụng lông nách, lông mu,…

  • Thể phì đại

+ Sẩn sùi màu tím hoặc đỏ nâu, trên phủ một lớp vả y sừng.

+ Vị trí: hay gặp mặt trước cẳng chân, bàn chân, quanh mắt cá.

  • Thể có mụn nước, bọng nước

+ Ngoài các sẩn điển hình của liken phẳng, còn có thể thấy mụn nước, bọng nước chứa huyết tương trên nền da bình thường.

+ Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: hình ảnh lắng đọng IgG ở dưới màng đáy.

  • Thể quanh nang lông

+ Sẩn xung quanh nang lông hình nón nhọn, riêng rẽ hoặc liên kết thành mảng đỏ xung quanh nang lông.

+ Tổn thương ở da đầu gây sẹo teo da, rụng tóc vĩnh viễn.

  • Thể khu trú ở sinh dục

Sẩn màu hơi hồng, có thể tạo thành hình nhẫn. Vị trí hay gặp ở quy đầu, môi lớn, môi nhỏ, âm đạo.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

  • Lichen đơn dạng mạn tính
  • Vảy nến
  • Giang mai II
  • Viêm miệng do Candida

1. Khai thông đường thở:

Kỹ thuật khai thông đường thở không có gì khác so với phần trên, nạn nhân cần được đặt nằm ngửa trên giường cứng, nếu là giường đệm cần đặt một miếng gỗ mỏng dưới lưng bênh nhân. Cần có máy hút để hút đờm dãi, kìm mở miệng, panh để gắp dị vật…

2. Hô hấp nhân tạo:

Bệnh nhân được khai thông đường thở, người cấp cứu dùng masque úp khít lên mũi và miệng của nạn nhân, masque này được nối với bóng bóp. Cần bóp bóng cho bệnh nhân khoảng 20 nhịp / phút, thể tích mỗi lần bóp vào khoảng 10- 15ml/kg.Tốt nhất là bóp bóng nối với nguồn oxy với lưu lượng 6-8 lít/phút.

3. Ép tim ngoài lồng ngực:

Giống như khi cấp cứu không có phương tiện; động tác ép tim và thổi ngạt cần xen kẽ với nhau một cách nhịp nhàng như ở phần trên.

4. Phá rung bằng sốc điện:

Rung thất là tình trạng các thớ cơ tim rung lên một cách hỗn loạn, không còn khả năng tống máu đi nuôi cơ thể và được coi là ngừng tuần hoàn. Phá rung bằng sốc điện là dùng dòng điện có hiệu điện thế thấp nhưng có cường độ lớn phóng qua trục của tim, nhằm xóa sạch các ổ phát xung hỗn loạn, khôi phục lại tính tự động bình thường của hệ thần kinh tim.
Rung thất biểu hiện trên điện tim là mất phức bộ QRS mà thay bằng các sóng lổn nhổn, nếu biên độ >7mm (ở đạo trình ngoại vi) là rung thất biên độ lớn thường đáp ứng tốt với sốc điện, nếu < 7mm là rung thất biên độ nhỏ, đáp ứng kém với sốc điện, cần kiên trì ép tim và thông khí giàu oxy để chuyển rung thất biên độ nhỏ thành rung thất biên độ lớn, phá rung sẽ hiệu quả hơn.
Liều sốc điện thông thường là:
-Lần 1 : 200j -Lần 2 : 200j -Lần 3 :300j -Lần 4 :360j nếu chưa phá được rung thất.
Hiện nay, các máy phá rung bán tự động rất phổ biến trên thế giới, nó cho phép tự phát hiện rung thất và phóng xung điện. Các thế hệ máy móc đã thay dòng điện có xung hình sin kinh điển bằng dòng điện 2 pha (biphasic) dùng năng lượng thấp hơn, ít gây tổn thương cơ tim hơn.

5. Khái niệm về trạng thái sau hồi sinh và hồi sinh tim – phổi- não:

Mặc dù được cấp cứu sớm và tốt, tim đập lại nhưng bệnh nhân sẽ có tiên lượng xấu nếu trên nền bệnh lý mạn tính giai đoạn cuối. Nếu ngừng tim – phổi trên người trước đó khỏe mạnh, sau tình trạng thiếu oxy nặng nề kéo dài như vậy, mặc dù tim đã đập lại bệnh nhân vẫn còn rất nặng, đặc biệt là do tình trạng thiếu oxy não kéo dài. Các bệnh nhân này cần được theo dõi điều trị tại các khoa điều trị tích cực nhằm giữ cho huyết động ổn định, cung cấp oxy đầy đủ. Việc hồi sức não chủ yếu là cung cấp oxy cùng với áp lực tưới máu não thỏa đáng, duy trì tính ổn định của nội môi như đường máu, áp lực thẩm thấu máu, pH, paO2, paCO2 trong giới hạn bình thường, sử dụng các biện pháp làm giảm tiêu thụ oxy não có tính chất bảo vệ não như bacbituric, hạ thân nhiệt vừa phải (350C). Như vậy, nếu ở tuyến đơn vị, sau khi đã cấp cứu tim đập lại, bệnh nhân cần được chuyển lên tuyến trên hoặc mời tuyến trên xuống cấp cứu tùy trường hợp cụ thể.

Sự khác biệt về dược động học của trẻ em so với người lớn

Khả năng hấp thu thuốc của cơ thể được đánh giá qua sự biển đổi sinh khả dụng của thuốc, trị số này rất dao động ở trẻ nhỏ.

Với Đường uống:   Sự khác biệt về sinh khả dụng thường chỉ gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân có thể là:

  • Độ pH dạ dày cao hơn trẻ lớn vì lượng acid hydrocloric chưa được tiết dầy đủ, hơn nữa ở lứa tuổi này, sự co bóp tống chất chứa ra khỏi dạ dày yếu, cả 2 yếu tố này đểu ảnh hưởng đến khả năng hấp thu những thuốc có bản chất acid yếu, base yếu
  • Nhu động ruột của trẻ nhỏ mạnh hơn trẻ lớn nên làm giảm thời gian lưu của thuốc tại ruột, các thuốc có tác dụng kéo dài bị ảnh hưởng.
  • Hệ enzym phân hủy thuốc ở trẻ dưới 6 tháng chưa hoàn chỉnh.

Với Đường tiêm

Hệ cơ bắp trẻ em chưa phát triển, lại chưa được tưới máu đầy đủ, do đó nên hạn chế tiêm bắt vì khó biết được chính xác sinh khả dụng

Với  Đường qua da

  • Da trẻ em mỏng nên khả năng thấm thuốc mạnh hơn so với người lớn
  • Các loại thuốc hấp thu nhiều qua da như corticoid phải thận trọng khi bôi vì tác dụng có thể tương đương như khi dùng qua đường toàn thân
  • Không được xoa các loại tinh dầu như mentol, long não…vào mũi hoặc lên da vì có thể gây t.d kích thích mạnh lên ngọn sợi thần kinh cảm thụ dẫn đến ngạt do liệt hô hấp.

Phân Bố Thuốc:

Hậu quả là nồng độ thuốc ở dạng tự do trong máu tăng lên dẫn đến tăng tác dụng và  độc tính.

Nói chung tốc độ khử hoạt thuốc ở trẻ em từ 1-8 tuổi mạnh hơn ở người lớn và  do đó liều tính theo cân nặng ở lứa tuổi này cao hơn liều tính cho người lớn theo cân nặng.

Con đường chuyển hóa thuốc chính ở trẻ và người lớn là khác nhau.

  • Chuyển hóa thuốc tại gan:

+ Hệ enzym chuyển hóa thuốc chưa đầy đủ cả về chức năng và số lượng

+ Hệ enzym hoàn thiện tùy thuộc vào lứa tuổi

  • Tốc độ chuyển hóa thuốc ở trẻ dưới 1 năm , đặc biệt là trẻ sơ sinh yếu hơn hẳn so với người lớn => thời gian bán thải kéo dài hơn
  • Với trẻ trên 1 tháng tuổi, hệ enzym chuyển hóa ở pha 1 hoàn thiện khá nhanh
  • Tốc độ khử hoạt thuốc ở trẻ em ( 1 – 9 tuổi) mạnh hơn người lớn ( theophylin, carbamazepin…) do đó để đạt đc nồng độ điều trị tương đương liều dùng tính theo (mg/kg) có thể cao hơn ở ở người lớn.
  • Con đường chuyển hóa thuốc chính ở trẻ em và người lớn cũng khác nhau:

Người lớn : chuyển hóa theo con đường glucuronic liên hợp 70%, sulfat liên hợp 30%

Trẻ em : chuyển hóa chính qua con đường  sulfat liên hợp

  • Bài xuất qua thận:
  • Con đường chính bài xuất thuốc ra khỏi cơ thể là thận, chức năng thận ở trẻ sơ sinh yếu hơn người lớn rõ rệt.
  • Khả năng bài xuất thuốc qua thận ở trẻ em yếu nên thời gian tồn tại của thuốc trong cơ thể kéo dài hơn ( giảm Cl, tăng t1/2)
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc có phạm vi điều tri hẹp dễ có nguy cơ quá liều, cần nới rộng khoảng cách đưa thuốc để thận kịp đài thải thuốc ra khỏi cơ thể, tránh tích lũy.
  • Trẻ 9-12 tháng tuổi trở lên, chức năng thận ở trẻ em như người lớn => ko cần hiệu chỉnh liều cho lứa tuổi này.

↑このページのトップヘ